Podcast: Play in new window | Embed
Đấng Cứu Rỗi của chúng ta hành trình từ Ca Bê Na Um đến một thành gọi là Na In. Gần cổng thành, Ngài thấy một đám tang. Sự qua đời đột ngột của một đứa con duy nhất đã bỏ lại người mẹ góa một mình.
“Chúa thấy, động lòng thương xót người, mà phán rằng: Đừng khóc.
“Đoạn, Ngài lại gần, rờ quan tài, thì kẻ khiêng dừng lại. Ngài bèn phán rằng: Hỡi người trẻ kia, ta biểu ngươi chờ dậy.”
Khi người thanh niên trẻ ngồi dậy và bắt đầu nói, thì Chúa Giê Su “giao người lại cho mẹ” (xin xem Lu Ca 7:11–15; sự nhấn mạnh được thêm vào).
Trong suốt giáo vụ của Ngài, dù là cho 1 người hay 99 người,1 thì Đấng Cứu Rỗi của chúng ta cũng đã nêu gương một cách hoàn hảo về lòng trắc ẩn, đức tin, hy vọng, lòng bác ái, tình yêu thương, sự tha thứ, lòng thương xót, và sự phục vụ.2 Ngài mời gọi mỗi chúng ta “hãy đến mà theo ta” (Lu Ca 18:22) và hãy trở nên “giống như Ngài vậy” (3 Nê Phi 27:27).3
“Phải Giống Như Ta Vậy”
Để noi theo tấm gương toàn hảo của Đấng Cứu Rỗi và trở nên giống như Ngài, chúng ta chấp nhận lời mời gọi của Ngài để đi cùng với Ngài trên con đường giao ước của Ngài (xin xem Môi Se 6:34). Đôi khi chúng ta định nghĩa con đường giao ước qua các giáo lễ cứu rỗi và tôn cao theo như nó được đánh dấu—bằng phép báp têm và lễ xác nhận để tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh và trở thành tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô; sự sắc phong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc (dành cho các anh em); lễ thiên ân trong nhà của Chúa (dành cho mỗi người chúng ta với tư cách là cá nhân); và lễ gắn bó trong đền thờ.
Một giáo lễ cần thiết cho sự cứu rỗi và sự tôn cao là một hành động thiêng liêng được thực hiện bởi thẩm quyền chức tư tế đã được ủy quyền mà dạy chúng ta giao ước gắn liền với giáo lễ đó. Trong một số phương diện, chúng ta có thể nghĩ về một giáo lễ cứu rỗi và sự tôn cao như là một hành động bên ngoài mà mang một mối quan hệ ràng buộc với Thượng Đế và Vị Nam Tử thánh của Ngài vào cuộc sống của chúng ta qua giao ước.
Mỗi người chúng ta, với tư cách là con trai hoặc con gái yêu dấu của Thượng Đế, lập các giao ước thiêng liêng của riêng mình với Thượng Đế. Chúng ta lập giao ước như vậy với tư cách là một cá nhân, nhân danh bản thân mình, từng người một. Mối quan hệ giao ước này với Thượng Đế mang đến cho mỗi người chúng ta quyền năng, niềm hy vọng, và lời hứa. Các giao ước này có thể thay đổi chính bản tính của chúng ta, thánh hóa ước muốn và hành động của chúng ta, và giúp chúng ta từ bỏ con người thiên nhiên khi chúng ta chịu theo những sự khuyên dỗ của Thánh Linh. Theo giao ước, qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su, mỗi người chúng ta đều có thể trở thành con cái của Thượng Đế—“phục tùng, nhu mì, khiêm nhường, kiên nhẫn, đầy sự yêu thương” (Mô Si A 3:19).
Cùng Nhau Phục Vụ theo Giao Ước
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài” (Giăng 3:16)—và Ngài đã ban chúng ta cho nhau. Sự thuộc vào giao ước—để được kết nối với Thượng Đế và với nhau bằng giao ước—mời gọi chúng ta làm tròn nguồn gốc thiêng liêng và mục đích của mình bằng cách giao tiếp với thiên thượng và bằng cách kết nối và tạo dựng một cộng đồng Các Thánh Hữu khi chúng ta yêu thương và phục vụ lẫn nhau và những người xung quanh mình. Trong việc tạo cơ hội cho sự cam kết bằng giao ước và thuộc vào giao ước, Thượng Đế chẳng hề vị nể ai. Ngài mời gọi mỗi người chúng ta, người nam và người nữ, đã kết hôn hay chưa kết hôn, bất kể lai lịch và hoàn cảnh của chúng ta là gì, hãy đến cùng Ngài và đến với nhau bằng giao ước.
Khi chúng ta sống theo các giao ước của mình, chúng ta quên đi bản tính ích kỷ của mình và tìm thấy bản tính tập trung tốt nhất vào Đấng Ky Tô của mình.
Khi chúng ta thuộc vào Chúa bằng giao ước, chúng ta cũng thuộc vào nhau bằng giao ước. Những điều phi thường xảy ra khi chúng ta yêu mến Chúa cùng chung sức, hội ý, và phục vụ lẫn nhau. Sự phục vụ theo giao ước củng cố mối quan hệ của chúng ta với Chúa và với nhau. Điều này gồm có mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Cha Thiên Thượng, gia đình, giáo đoàn của Giáo Hội, cộng đồng, và các thế hệ gia đình của mình. Khi chúng ta sống theo các giao ước của mình, chúng ta quên đi bản tính ích kỷ của mình và tìm thấy bản tính tập trung tốt nhất vào Đấng Ky Tô của mình.
Kế Hoạch Hạnh Phúc Thiêng Liêng của Thượng Đế
Trong kế hoạch hạnh phúc thiêng liêng của Thượng Đế, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói rằng “các tầng trời cũng luôn mở ra cho các phụ nữ đã được làm lễ thiên ân với quyền năng của Thượng Đế bắt nguồn từ các giao ước chức tư tế của họ cũng [giống như] cho những người đàn ông mang chức tư tế.”4
Chủ Tịch Camille N. Johnson, Chủ Tịch Trung Ương Hội Phụ Nữ đã nói: “Chúng ta có quyền để tiếp cận quyền năng của chức tư tế bằng đức hạnh của sự xứng đáng cá nhân.”5 Trích dẫn Chủ Tịch Nelson, chị nói: “Chúng ta cần những người phụ nữ biết cách tiếp cận quyền năng mà Thượng Đế đã dành sẵn cho những người tuân giữ giao ước.”6 Chủ Tịch Johnson dạy: rằng những người tuân giữ giao ước tìm kiếm và sống với đức tin, sự khiêm nhường, và siêng năng, có thể nhận được sự hướng dẫn, soi dẫn, và các ân tứ của Thánh Linh, sự mặc khải, và “giúp đỡ và củng cố để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng hơn.”7 Khi mỗi người chúng ta dâng lên ân tứ độc nhất vô nhị của mình trong mối quan hệ chung phần cộng tác với Chúa và với nhau, chúng ta hiệp làm “một thân” (1 Cô Rinh Tô 12:13).
Trong kế hoạch của Thượng Đế, người cha và người mẹ là bạn đời và người phụ giúp cho nhau. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau với tư cách là những người cộng sự bình đẳng trong tình yêu thương và sự ngay chính để nuôi dưỡng và chu cấp cho nhau và cho gia đình mình. Sự trong sạch trong suy nghĩ và hành vi là điều kiện tiên quyết cho sự mặc khải và soi dẫn mà cả người nam lẫn người nữ đều cần. Trong gia đình của họ, người cha và người mẹ phải chủ tọa bằng sự hiền dịu và nhu mì, và tình thương yêu chân thật—những đức tính ngay chính mà cả người nam lẫn người nữ đều cần trong tất cả các mối quan hệ của mình.8
Thiên thượng khóc thương khi, trong bất kỳ mối quan hệ nào, có sự lạm dụng, thống trị, hay ép buộc trong bất kỳ hình thức nào bởi người nam hay người nữ. Sự thuyết phục, sự nhịn nhục, sự tử tế, và sự hiểu biết thuần túy, là những đức tính giống như Đấng Ky Tô—cho dù chúng ta đã kết hôn, độc thân, góa bụa, hay ly hôn (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 121:41–42). Điều này là vì vị thế của chúng ta trước Chúa và trong Giáo Hội Ngài được xác định bởi tính cách cá nhân và sự ngay chính của chúng ta trong việc tuân giữ giao ước.
Hội Ý trong Hội Đồng
Cũng theo tinh thần này, trong Giáo Hội của Chúa chúng ta hội ý trong hội đồng khi chúng ta cùng nhau phục vụ. Trong các hội đồng của chúng ta, các vị lãnh đạo tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc và ý kiến từ tất cả mọi người. Tôi biết ơn về mỗi người nam và người nữ phi thường mà tôi đã có đặc ân được phục vụ cùng, sát cánh trong các hội đồng chấp hành của Giáo Hội. Các chị em và anh em cao quý này giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên qua sự phục vụ truyền giáo, chuẩn bị chúng ta để gặp Thượng Đế qua sự phục vụ chức tư tế và gia đình, hợp nhất các gia đình cho thời vĩnh cửu qua sự phục vụ đền thờ và lịch sử gia đình, và phục sự những người hoạn nạn qua sự phục vụ an sinh và tự lực.
Trong mỗi trường hợp, chúng ta đạt được những quyết định sáng suốt hơn và thành công hơn trong sự phục vụ Chúa khi chúng ta coi trọng những đóng góp của nhau và cùng làm việc với nhau, với tư cách là anh chị em trong công việc của Ngài.
Tương tự như vậy, tôi biết ơn rằng, trong các giáo khu và tiểu giáo khu của chúng ta, các anh chị em lãnh đạo và các tín hữu đều hợp nhất trong công việc cứu rỗi và tôn cao. Trong khắp Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của các vị lãnh đạo truyền giáo tận tụy, các hội đồng lãnh đạo truyền giáo bao gồm những người lãnh đạo huấn luyện là anh cả và chị truyền giáo huấn luyện những người truyền giáo của chúng ta, mà công việc và trách nhiệm của mỗi người này đều được coi trọng và đầy ý nghĩa. Trong quân đội Hoa Kỳ, các vị tuyên úy Thánh Hữu Ngày Sau, những người nam và người nữ được Giáo Hội tán thành, ban phước cho những người phục vụ trong nhiều chi nhánh phục vụ khác nhau.9 Trong công việc phục sự, các thiếu niên và thiếu nữ của chúng ta có cơ hội và cần phải phục vụ. Trong sự phục vụ của chúng ta, chúng ta đều sát cánh bên nhau.
Một cách mà chúng ta đứng lên làm nhân chứng của Thượng Đế là phục vụ với tư cách là người làm chứng cho các giáo lễ phúc âm phục hồi. Các chị em và các anh em đứng làm nhân chứng cho các lễ báp têm, cho người sống lẫn người chết. Các anh em và các chị em đứng làm nhân chứng cho các giáo lễ khác trong nhà của Chúa. Ở trong đền thờ, với chìa khóa của chủ tịch đền thờ, các chị em thực hiện các giáo lễ thiêng liêng cho các chị em và các anh em thực hiện các giáo lễ thiêng liêng cho các anh em.
Trong kế hoạch hạnh phúc thiêng liêng của Thượng Đế, Chủ Tịch Dallin H. Oaks, Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói rằng “quyền năng của chức tư tế ban phước cho tất cả chúng ta. Các chìa khóa của chức tư tế hướng dẫn những người nữ cũng như người nam, và các giáo lễ của chức tư tế và thẩm quyền chức tư tế đều thuộc về cả người nam lẫn người nữ. … Bất cứ ai hành động trong một chức phẩm hoặc chức vụ kêu gọi nhận được từ một người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế đều sử dụng thẩm quyền chức tư tế trong việc thực hiện các bổn phận đã được chỉ định cho mình.”10
Vượt lên trên Thế Gian
Khi chúng ta cố gắng để “hiệp làm một,” cũng như Chúa Giê Su Ky Tô là một với Đức Chúa Cha (Giăng 17:21), chúng ta cần phải “mặc lấy … Đức Chúa Giê Su [Ky Tô]” (Rô Ma 13:14).
Chúng ta có thể được thánh hóa, từ ân điển này qua ân điển khác, khi chúng ta học hỏi và biến các thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô thành thuộc tính của mình—để yêu thương trọn vẹn hơn, dễ dàng tha thứ hơn, bớt phán xét hơn, sẵn lòng hơn để phục vụ và hy sinh, nêu gương về lòng trắc ẩn một cách sâu sắc và thường xuyên hơn.
Chúng ta hãy tin cậy giáo lý và tấm gương của Đấng Ky Tô, hân hoan trong lẽ thật và trở thành các môn đồ khiêm nhường của Ngài (xin xem 2 Nê Phi 28:14)—mỗi người chúng ta với tư cách là các cá nhân và các anh em và chị em trong Chúa.11