Podcast số 13 – Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ tháng 1, 2021 – Học Hỏi Ngôn Ngữ của Thánh Linh – Sam Lofgran

Học Hỏi Ngôn Ngữ của Thánh Linh

Bài của Sam Lofgran

Các Tạp Chí Giáo Hội

Sự mặc khải giống như một ngôn ngữ mà mỗi chúng ta cần phải học.

Học một ngôn ngữ mới có thể là công việc khó khăn. Nếu các em đã từng có một lớp học ngôn ngữ ở trường hoặc đã thử tự học một ngôn ngữ, thì các em có thể biết điều này từ trải nghiệm! Việc này cần sự chăm chỉ và tận tâm. Tôi đã học tiếng Tây Ban Nha trong công việc truyền giáo của mình, lúc đầu rất khó khăn, nhưng cuối cùng, với sự giúp đỡ của Thánh Linh, tôi đã học được.

Tôi thích nghĩ về sự mặc khải như một loại ngôn ngữ—ngôn ngữ của Thánh Linh—mà mỗi chúng ta cần phải học trong suốt cuộc đời. Chủ Tịch Russell M. Nelson đã nói rằng: “Trong những ngày tới, chúng ta sẽ không thể nào tồn tại được về mặt thuộc linh nếu không có ảnh hưởng dìu dắt, hướng dẫn, và an ủi liên tục của Đức Thánh Linh.”1

Khi nghĩ về điều đó, thì việc học một ngôn ngữ mới và học ngôn ngữ của Thánh Linh có rất nhiều điểm chung. Hãy xem những điểm tương đồng sau đây—chúng thực sự có thể giúp các em tìm hiểu thêm về cách nhận được sự mặc khải thông qua ngôn ngữ của Thánh Linh.

Cách Học Tập

Khi chúng ta lần đầu tiên học một ngôn ngữ mới, các cách tiếp cận khác nhau có hiệu quả đối với những người khác nhau để ghi nhớ mọi điều. Đối với tôi, việc học ngữ pháp và viết xuống thực sự hữu ích với việc học tiếng Tây Ban Nha. Những người truyền giáo khác thích thực hành nói chuyện với bạn đồng hành của họ. Một cách tiếp cận có thể giúp ích nhiều hơn những cách khác—hãy tìm những gì tốt nhất cho các em.

Chúng ta cũng không cảm nhận hay nghe thấy Thánh Linh theo cùng một cách. Mẹ của tôi là một ví dụ. Trong một thời gian khi tôi lớn lên, tôi đã lo lắng rằng tôi không thể cảm nhận được Thánh Linh bởi vì tôi không bao giờ có được sự thúc giục như cách mẹ tôi đã có. Mẹ tôi sẽ luôn luôn mô tả sự thúc giục đến như những lời nói trong tâm trí. Điều này chưa bao giờ xảy ra cho tôi, vì vậy tôi nghĩ rằng mình không thể cảm nhận được Thánh Linh. Nhưng dần dần, tôi đã phát hiện ra rằng Thánh Linh giao tiếp với tôi chủ yếu thông qua cảm xúc hoặc ấn tượng hơn là qua lời nói. Cảm giác bình yên, niềm vui, và tình yêu thương thường đi cùng với kinh nghiệm mặc khải của tôi.

Cũng giống như với cách học tập, một cách cảm nhận Thánh Linh thì không tốt hơn so với những cách khác. Mỗi chúng ta là duy nhất, vì vậy Thánh Linh giao tiếp với mỗi chúng ta theo các khác nhau. Trong sách Giáo Lý và Giao Ước, chúng ta có thể biết về tất cả các cách mà Thánh Linh có thể nói chuyện với chúng ta. Ngài có thể “đã soi sáng tâm trí [chúng ta],” “phán bình an cho tâm trí [chúng ta]” “nói trong trí của [chúng ta] và trong tâm của [chúng ta],” hay “ngự trong tâm [chúng ta],” hay chúng ta sẽ cảm thấy hừng hực trong tâm can hay “cảm thấy rằng điều đó là đúng,” cũng như nhiều cách thức khác (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 6:15, 238:29:8).

Khi chúng ta học hỏi thánh thư và thực hành lắng nghe Thánh Linh, chúng ta có thể nhận ra cách Ngài nói chuyện với chúng ta.

Xin Được Giúp Đỡ

Khi các em học một ngôn ngữ, việc nhận được sự giúp đỡ từ một người biết ngôn ngữ đó có thể thực sự hữu ích. Sách vở và các tài liệu khác khác chắc chắn có ích, nhưng việc nói chuyện với người nói ngôn ngữ đó sẽ giúp thúc đẩy việc học nhanh hơn.

Khi chúng ta muốn tìm hiểu thêm về Thánh Linh, chúng ta có thể nhận thêm sự giúp đỡ nếu chúng ta hỏi những người mà mình tin tưởng cách họ làm điều đó—các thành viên trong gia đình, các vị lãnh đạo, hoặc bạn bè. Nhưng quan trọng nhất là cầu xin Cha Thiên Thượng. Chúng ta có thể cầu xin Ngài cho những điều như nhiều cơ hội hơn để lắng nghe Thánh Linh hoặc để được giúp đỡ nhận biết khi chúng ta nhận được sự thúc giục. Nếu chúng ta khiêm nhường, hãy cầu xin Ngài giúp đỡ chúng ta, và có đức tin rằng Ngài sẽ giúp chúng ta học cách cảm nhận Thánh Linh, Ngài sẽ giúp chúng ta.

Hãy Viết Xuống

Khi các em học một ngôn ngữ, việc viết xuống những điều có thể cũng rất hữu ích. Tôi đã giữ một cuốn sổ tay ghi chép nhỏ bên mình suốt cả ngày để viết xuống những từ vựng mới mà tôi đã nghe, và tôi sẽ cố gắng viết nhật ký bằng tiếng Tây Ban Nha mỗi đêm để tôi có thể thực hành. Chúng ta không có trí nhớ hoàn hảo, vì vậy việc viết ra cho phép chúng ta xem lại.

Chúng ta đã được các vị lãnh đạo của mình mời viết xuống những ấn tượng thuộc linh để chúng ta không quên chúng.2 Việc viết xuống những điều như vậy có thể giúp chúng ta với Thánh Linh theo một số cách: (1) Nó có thể giúp chúng ta ghi nhớ những sự thúc giục và cảm xúc sau khi thời gian trôi qua. Có thể một sự thúc giục trong quá khứ sẽ giúp đỡ các em trong tương lai, hoặc nó có thể chỉ nhắc nhở các em rằng Thánh Linh thực sự đã nói chuyện với mình. (2) Đó cũng là một cách tuyệt vời để theo dõi cách mà anh chị em đã cảm nhận Thánh Linh trong quá khứ để anh chị em có thể nhận ra tốt hơn trong tương lai. Bằng cách đó, các em có thể bắt đầu nhận biết Thánh Linh rõ ràng hơn.

Hãy Tiếp Tục Cố Gắng

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đừng bỏ cuộc. Ngay cả với ân tứ ngôn ngữ, các em cũng không thể học một ngôn ngữ hoàn hảo chỉ sau một đêm. Khi các em tiếp tục luyện tập và học tập chăm chỉ, thành quả sẽ đến, nhưng các em phải có đức tin và tiếp tục kiên trì.

Việc học cách nhận được sự mặc khải và trở nên đồng điệu hơn với Thánh Linh thực sự là một nỗ lực suốt đời. Tôi chắc chắn nếu các em hỏi cha mẹ hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội, họ sẽ nói rằng họ vẫn đang trên con đường học hỏi. Vì vậy, không nên nản lòng nếu cảm thấy phải mất một khoảng một thời gian—không chỉ riêng các em đâu! Tất cả chúng ta đều cần thời gian để học một ngôn ngữ mới. Vì vậy hãy kiên nhẫn, tiếp tục cố gắng, và Chúa sẽ ở bên cạnh để giúp các em học ngôn ngữ của Thánh Linh.

Sự Mặc Khải Sẽ Đến

“Chúng ta sẽ nhận được những thúc giục của Thánh Linh khi đã làm hết sức của mình, khi chúng ta ra ngoài nắng làm việc thay vì ngồi trong bóng râm cầu nguyện để được hướng dẫn cách thực hiện bước đầu tiên. …

“Vì vậy, chúng ta làm tất cả những gì có thể. Rồi chúng ta chờ đợi Chúa để Ngài mặc khải. Ngài có thời gian biểu của riêng Ngài.”

Chủ Tịch Dallin H. Oaks, Đệ Nhất Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, “In His Own Time, in His Own Way,” Ensign, tháng Tám năm, trang 24.