Podcast: Play in new window | Embed
Bài của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô đăng trong tạp chí Liahona tháng 3, 2023
Không có điều gì mang lại cảm nghĩ sâu sắc hơn về ý nghĩa, niềm vui, nỗi khao khát, và nỗi đau cho bằng các mối quan hệ có trọng tâm chính yếu đối với kinh nghiệm của chúng ta trên trần thế—chính là các mối quan hệ gia đình của chúng ta. Và bởi vì những mối quan hệ này rất quan trọng nên các vị lãnh đạo Giáo Hội của chúng ta đã được soi dẫn để viết ra “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới.”1 Các lẽ thật trong bản tuyên ngôn làm chứng về Đức Chúa Cha nhân từ là Đấng mong muốn chúng ta biết được các mẫu mực thiêng liêng dẫn đến hạnh phúc vĩnh cửu trong cuộc sống gia đình.
Chủ Tịch Henry B. Eyring, Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy: “Vì Đức Chúa Cha chúng ta yêu thương con cái của Ngài, nên Ngài sẽ không để cho chúng ta phải đoán xem điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống này liên quan đến nơi mà sự tập trung của chúng ta có thể mang lại hạnh phúc hoặc sự thờ ơ của chúng ta có thể mang đến nỗi buồn phiền.”2 Điều này gồm có vô số vai trò thiêng liêng trong gia đình mà chúng ta có thể có trong cuộc sống này: con cái, anh chị em, cha mẹ, cô dì hoặc chú bác, ông bà nội ngoại.
Các lẽ thật trong bản tuyên ngôn về gia đình chỉ rõ con đường dẫn đến “lý tưởng vĩnh cửu” mà nhiều người trong chúng ta tha thiết mong ước—các mối quan hệ bền chặt, hạnh phúc trong gia đình vĩnh cửu. Vấn đề là chúng ta đang sống trong “thực tại của trần thế” Và sự khác biệt đó giữa “thực tại” và “lý tưởng” có thể đau đớn. Đôi khi, thay vì xem đó là ánh sáng chỉ đường cho chúng ta, chúng ta thậm chí có thể cảm thấy bản tuyên ngôn về gia đình như là một lời nhắc nhở phũ phàng về sự “thất bại” của chúng ta trong việc đạt được “lý tưởng.”
- Chúng ta có thể mong mỏi được kết hôn nhưng không xem đó là điều khả thi.
- Chúng ta có thể đã kết hôn và trải qua một cuộc ly hôn đầy đau khổ.
- Chúng ta có thể khao khát có con cái nhưng không thể có con.
- Chúng ta có thể đã bị lạm dụng ngược đãi trong các mối quan hệ gia đình mà chúng ta tin tưởng.
- Chúng ta có thể đã trải qua nỗi đau khôn nguôi bởi vì sự lựa chọn của những người thân trong gia đình.
- Chúng ta có thể cảm thấy bị chia rẽ mặc cho những nỗ lực hết mình để mang lại tình đoàn kết giữa những người thân yêu của chúng ta.
- Thậm chí chúng ta còn có thể cảm thấy thất vọng bởi những ước muốn và lời hứa chưa được thực hiện.
Thực ra, tất cả chúng ta đều sẽ gặp những thử thách, nỗi đau, và phiền muộn trong cuộc sống gia đình—người gặp ít, người gặp nhiều. Ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều sẽ nằm ngoài những khuôn mẫu lý tưởng đã được mô tả trong bản tuyên ngôn về gia đình.
Điều mà chúng ta có thể không nhận ra là kế hoạch thiêng liêng trong chính thực tại đó.
Tìm Kiếm và Tuân Phục theo Đấng Cứu Rỗi
Là một phụ nữ độc thân khao khát được kết hôn và có con cái trong nhiều năm, tôi mong muốn và tin rằng mục đích chủ yếu của cuộc đời tôi là đạt được những lý tưởng của cuộc sống gia đình đã được đề ra trong bản tuyên ngôn về gia đình. Tuy nhiên, mặc cho những nỗ lực chân thành hết mực của mình, nhưng dường như tôi không thể làm cho điều đó xảy ra theo cách tôi mong muốn. Cuộc tranh đấu đó thật đau đớn.
Vào lúc đó, tôi không thể thấy công việc kỳ diệu Chúa đã mang vào lòng tôi qua cuộc tranh đấu đó.
Khi nhìn lại, những khao khát không thành của tôi đã đóng một vai trò thiêng liêng trong việc hướng lòng tôi đến Đấng Cứu Chuộc để tìm kiếm sự bình an và sự hướng dẫn mà chỉ có Ngài mới có thể mang đến và làm gia tăng sự tin cậy của tôi vào tình yêu thương trọn vẹn và quyền năng làm cho có khả năng của Ngài. Việc cầu nguyện và học thánh thư hằng ngày, và nhất là những lời khuyên trong đại hội trung ương đã trở thành niềm hy vọng và sự hướng dẫn của tôi. Tôi cảm thấy buộc phải tìm đến những lời trong phước lành tộc trưởng của mình—và các phước lành khác của chức tư tế—để tìm kiếm tình yêu thương và sự hướng dẫn riêng cho tôi từ Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu.
Khi tôi trút hết nỗi lòng với Chúa, ngay cả khi tôi bị cám dỗ để rời xa Ngài trong nỗi cay đắng, thì những ấn tượng thiêng liêng đến với tâm trí và tấm lòng tôi khiến tôi chắc chắn rằng Ngài biết hoàn cảnh của tôi, rằng cuộc đời tôi có một kế hoạch tuyệt vời, và tôi có thể tin cậy Ngài. Sự thuộc về trong giao ước3 với Đấng Cứu Chuộc đã trở thành đường dẫn cho sự bình an và niềm vui sâu sắc vượt quá bất cứ niềm hạnh phúc hay sự viên mãn nào khác.
Tôi bắt đầu nhận ra rằng mặc dù tôi đã tin rằng mục đích cuộc sống của tôi là đạt được những mộng ước về gia đình lý tưởng, Chúa đã làm cho điều mà Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ gọi là mục đích cơ bản của cuộc sống trần thế trở nên khả thi. Khi trích dẫn lời của Vua Bên Gia Min, ông giải thích: “Có lẽ mục đích cơ bản duy nhất … là trở thành ‘một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô là Chúa,’ sẽ đòi hỏi chúng ta phải trở nên ‘như trẻ nhỏ phục tùng, nhu mì, khiêm nhường, kiên nhẫn đầy sự yêu thương, sẵn sàng chấp nhận tất cả những điều gì Chúa thấy cần gán cho mình, chẳng khác chi trẻ con thuần phục cha mình vậy.’”4
Việc tôi cần sự giúp đỡ và sức mạnh của Đấng Cứu Rỗi đã khiến tôi tìm kiếm và cảm nhận được tấm lòng tuân phục, nhu mì, khiêm nhường, kiên nhẫn, và tình yêu thương của Ngài. Trong tiến trình đó, tôi đã được thay đổi bởi quyền năng làm cho có khả năng của Ngài. Và trong thực tế, đó là điều tôi khao khát mong muốn nhất. Điều dường như “không lý tưởng” đã thực sự mở đường cho “lý tưởng” đẹp đẽ nhất.
Người bạn và cũng là đồng nghiệp của tôi, Ty Mansfield đã miêu tả một lẽ thật tương tự. Là người đàn ông từng có những cảm xúc đồng tính, Ty đã chứng kiến sự phát triển thuộc linh mà có thể xảy ra khi chúng ta neo chặt cuộc sống của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sẵn lòng dâng hết lòng mình lên Ngài, để Ngài biệt riêng tất cả những kinh nghiệm khó khăn thành lợi ích cho chúng ta. Đối với Ty, điều đó bắt đầu khi Thánh Linh dạy ông “rằng dù tôi có kết hôn hay không, thì tôi cũng được Thượng Đế yêu thương và chấp nhận vô cùng. Trách nhiệm của tôi là phải tiếp tục tập trung sống cho hiện tại, không lo lắng về tương lai trong khi tìm kiếm và tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Linh.”5 Và cuối cùng, việc tin cậy Thượng Đế đã dẫn Ty đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tuyệt vời, vĩnh cửu với vợ của mình.
Phát Triển một Mối Quan Hệ Sâu Sắc Hơn với Đấng Cứu Rỗi
Cuối cùng tôi cũng đã kết hôn sau khi tự hỏi liệu tôi có muốn kết hôn hay không. Nhưng nhu cầu để có được nền móng vững chắc trong Chúa Giê Su Ky Tô chỉ có tiếp tục, hoặc gia tăng, kể từ khi tôi được làm lễ gắn bó với chồng mình. Một lần nữa, tôi bắt đầu tìm đến Ngài để có được sự bình an trong khi chiến đấu với bệnh vô sinh. Tôi không biết làm sao tôi có thể có được niềm vui như mong đợi trong cuộc sống gia đình khi thiếu vắng con cái. Nhưng ngay cả sau khi vợ chồng tôi được ban phước với hai đứa con, tôi vẫn thường tập trung vào những yếu kém của mình với tư cách là một người mẹ. Mặc dù cuối cùng tôi đã có được điều mà tôi hằng mong muốn, nhưng ở một khía cạnh nào đó, thì sự khác biệt giữa “lý tưởng” và “thực tế” dường như ngày càng lớn.
Những hoàn cảnh này khiến tôi suy nghĩ lại về các mục đích của cuộc sống trần thế và các tiến trình đã được Thượng Đế quy định để qua đó chúng ta phát triển. Có lẽ mục đích của cuộc sống không phải là để đạt được một gia đình lý tưởng. Có lẽ sự lý tưởng thậm chí không hề tồn tại trên trần thế. Thay vào đó, có lẽ gia đình là cơ hội cho chúng ta tiến triển.
Trên thực tế, có lẽ thực tại “kém xa lý tưởng” gây cảm giác đau đớn vô cùng lại thật sự làm tròn mục đích thiêng liêng khi mang lại sự phát triển mà chúng ta cần có để thực sự sống theo các mối quan hệ “lý tưởng”. Có lẽ quyền năng nằm trong sự thật rằng sự khác biệt sâu xa giữa thực tại và lý tưởng mời chúng ta bước vào một mối quan hệ sâu sắc hơn với Chúa Giê Su Ky Tô, nơi mà Ngài chữa lành và thánh hóa những cảm xúc vụn vỡ, xây đắp sự thông sáng, sức mạnh, và tình yêu thương trong tiến trình này. Kỳ diệu thay, chính nhờ ân điển và sự cứu chuộc của Ngài, và chỉ có Ngài mà chúng ta mới có thể trở thành kiểu người trong các loại mối quan hệ chúng ta tìm cách có được trên thiên thượng.
Tôi đã dần tin rằng “sự hoàn hảo” không thực sự khả thi trong các mối quan hệ gia đình, đối với bất cứ ai—ít ra là trong cuộc sống này. Nhưng sự lương thiện, tính liêm khiết, và sự gần gũi chân thành là điều khả thi. Trong thực tế, việc giả vờ hoặc trông mong sự hoàn hảo sẽ gây trở ngại cho sự gần gũi chân thành với Thượng Đế, với gia đình chúng ta và những người khác. Thay vào đó, khi chúng ta thành thực nhìn nhận con người thật của mình, như cách mà Đấng Ky Tô, gia đình của chúng ta, và những người khác nhìn nhận chúng ta, kể cả trong tất cả những gì “kém xa lý tưởng,” thì chúng ta có thể mời quyền năng thánh hóa của Ngài vào cuộc sống của mình. Chúng ta có thể cảm nhận được quyền năng kỳ diệu của Ngài để hòa giải vấn đề nan giải, khiến lòng chúng ta tràn ngập tình yêu thương của Ngài, và thay đổi chúng ta thành những người có mối quan hệ sâu sắc hơn với Ngài và với những người thân yêu của chúng ta.
Có lẽ mục đích thiêng liêng nhất của bản tuyên ngôn về gia đình là nhằm bảo đảm với chúng ta rằng nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, gia đình “lý tưởng” có thể là số mệnh vĩnh cửu cho mỗi người chúng ta.
Là các con trai và con gái yêu dấu của cha mẹ thiên thượng, tất cả chúng ta đều thuộc về một gia đình vĩnh cửu. Kinh nghiệm độc nhất vô nhị của chúng ta trên trần thế là một phần thiết yếu trong kế hoạch của Đức Chúa Cha để giúp chúng ta tiến triển và “cuối cùng ý thức được số mệnh thiêng liêng [của chúng ta] với tư cách là những người thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu”6—cùng một cuộc sống gia đình tuyệt vời mà Ngài trải qua, tuy nhiên khác với những kinh nghiệm có vẻ lý tưởng của gia đình chúng ta bây giờ. Như Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã tuyên bố: “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô đã đoán trước và cuối cùng, sẽ bù đắp tất cả những điều thiếu thốn và mất mát cho những người hướng tới Ngài. Không một ai bị tiền định để nhận được ít hơn tất cả những gì mà Đức Chúa Cha dành cho con cái của Ngài.”7
Cũng giống như Chúa đã hứa với Gia Cốp trong những thử thách của gia đình “kém xa lý tưởng” của ông, mối quan hệ giao ước giữa Ngài và chúng ta trấn an chúng ta: “Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về [nhà]; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi.” (Sáng Thế Ký 28:15). Khi chúng ta noi theo Ngài, cho dù thực tại của chúng ta không hoàn hảo như thế nào đi nữa, thì Ngài cũng sẽ không “buông chúng ta ra,” cho đến khi chúng ta trở thành tất cả những gì chúng ta mong muốn để trở thành, được ràng buộc trong các mối quan hệ gia đình với niềm vui thánh khiết vĩnh cửu.
Những Cách Thức dẫn đến Sự Bình An
Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng điều khiển các nguyên tố, cũng có thể làm nhẹ gánh nặng của chúng ta. Ngài có quyền năng để chữa lành các cá nhân và mang lại hòa bình cho các quốc gia. Ngài đã cho chúng ta thấy con đường dẫn đến sự bình an thật sự, vì Ngài là “Hoàng Tử Bình An” (Ê Sai 9:6). Sự bình an mà Đấng Cứu Rỗi ban cho có thể thay đổi cuộc sống của tất cả nhân loại nếu con cái của Thượng Đế cho phép điều đó xảy ra. Cuộc sống và những lời giảng dạy của Ngài ban cho chúng ta những cách thức để cảm nhận được sự bình an của Ngài nếu chúng ta hướng về Ngài.
Ngài phán rằng: “Hãy học hỏi nơi ta và lắng nghe những lời của ta; hãy bước đi trong sự nhu mì của Thánh Linh ta, rồi ngươi sẽ có được sự bình an trong ta” (Giáo Lý và Giao Ước 19:23).
Chúng ta học hỏi nơi Ngài khi hướng tâm hồn mình lên Ngài bằng lời cầu nguyện chân thành, học hỏi về cuộc đời và những lời giảng dạy của Ngài, và “đứng vững … tại những nơi thánh thiện,” kể cả đền thờ (Giáo Lý và Giao Ước 87:8, xin xem thêm 45:32). Hãy đến ngôi nhà của Chúa càng thường xuyên càng tốt. Đền thờ là một nơi ẩn náu bình an khỏi những cơn bão tố đang ngày càng tăng trong thời kỳ của chúng ta.
Người bạn yêu quý của tôi là Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã dạy rằng: “Khi chúng ta đi vào [đền thờ], và ghi nhớ các giao ước mình đã lập trong đó, thì chúng ta sẽ có thể chịu đựng mọi thử thách và khắc phục mọi cám dỗ. Đền thờ cung ứng mục đích cho cuộc sống của chúng ta. Đền thờ mang sự bình an đến cho tâm hồn của chúng ta—chứ không phải sự bình an do loài người cung ứng mà là sự bình an đã được Vị Nam Tử của Thượng Đế hứa.”4
Chúng ta lắng nghe lời Ngài khi chú ý đến những lời giảng dạy của Ngài trong thánh thư và từ các vị tiên tri tại thế của Ngài, noi theo gương Ngài, và đến với Giáo Hội của Ngài, nơi mà chúng ta được kết tình thân hữu, được giảng dạy và được nuôi dưỡng bằng lời tốt đẹp của Thượng Đế.
Chúng ta bước đi trong sự nhu mì của Thánh Linh Ngài khi yêu thương như Ngài đã yêu thương, tha thứ như Ngài đã tha thứ, hối cải, và làm cho ngôi nhà của chúng ta thành nơi mà chúng ta có thể cảm nhận được Thánh Linh của Ngài. Chúng ta cũng bước đi trong sự nhu mì của Thánh Linh Ngài khi giúp đỡ người khác, hân hoan phục vụ Thượng Đế, và cố gắng trở thành “những tín đồ hiền hòa của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 7:3).
Các bước đi này của đức tin và việc làm dẫn đến sự ngay chính, ban phước cho chúng ta trên cuộc hành trình làm môn đồ của mình, và mang đến cho chúng ta sự bình an và mục đích vĩnh cửu.
“Các Ngươi Có Lòng Bình Yên trong Ta”
Vào cái đêm tối tăm ở nhà ga xe lửa nghiệt ngã cách đây nhiều năm, mẹ tôi phải đối mặt với một lựa chọn. Bà có thể ngồi than khóc về nghịch cảnh đau thương lạc mất đàn con của mình, hoặc bà có thể biến đức tin và hy vọng của mình thành hành động. Tôi biết ơn vì đức tin của bà đã chiến thắng nỗi sợ hãi, và niềm hy vọng của bà đã khắc phục nỗi tuyệt vọng.
Cuối cùng, bà đã tìm thấy đoàn tàu của chúng tôi ở một khu vực hẻo lánh của nhà ga. Cuối cùng, ở nơi đó, chúng tôi đã được đoàn tụ. Đêm ấy, và trong bao ngày đêm giông bão sắp tới, tấm gương của mẹ tôi về việc đặt đức tin vào hành động đã tiếp sức cho chúng tôi khi chúng tôi hy vọng và nỗ lực cho một tương lai tươi sáng hơn.
Ngày nay, nhiều người trong số con cái của Thượng Đế cũng thấy rằng đoàn tàu của họ cũng đã chuyển sang đường ray khác. Những hy vọng và mơ ước của họ về tương lai đã bị đánh mất bởi chiến tranh, dịch bệnh, cùng việc mất đi sức khỏe, việc làm, cơ hội học vấn, và những người thân yêu. Họ chán nản, cô đơn, lạc lõng.
Các anh chị em và bạn bè thân mến, tất cả chúng ta đều có những lúc nguy nan. Các quốc gia bị rối ren, sự đoán phạt trong xứ và hòa bình đã bị cất khỏi thế gian (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 1:35; 88:79). Cho dù chúng ta gặp đau khổ, đau buồn, và phải trông đợi Chúa thì sự bình an vẫn ở trong lòng chúng ta.
Nhờ có Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được đáp ứng. Mặc dù mọi việc đều theo kỳ định của Thượng Đế, nhưng tôi làm chứng rằng những ước muốn ngay chính của chúng ta một ngày nào đó sẽ được thực hiện và rằng tất cả những mất mát của chúng ta sẽ được bù đắp, miễn là chúng ta sử dụng ân tứ thiêng liêng về sự hối cải và tiếp tục trung tín.5
Chúng ta sẽ được chữa lành—về mặt thể chất lẫn thuộc linh.
Chúng ta sẽ đứng một cách thanh sạch và thánh thiện trước rào phán xét.
Chúng ta sẽ được đoàn tụ với những người thân yêu trong sự phục sinh vinh quang.
Cho đến khi đó, tôi cầu xin cho chúng ta được an ủi và khích lệ khi trông cậy vào lời hứa của Đấng Cứu Rỗi rằng: “Các ngươi có lòng bình yên trong ta” (Giăng 16:33).