Podcast: Play in new window | Embed
Bài của Jessica Larsen và Marissa Widdison
Bài đăng trong tạp chí Liahona của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô
Thời thơ ấu là một thời kỳ của những điều vui xảy ra đầu tiên. Lần đầu tiên đạp xe đạp, đi học, hoặc thử một thức ăn mới đều là một vài điều bất ngờ đầy phấn khởi làm định hướng cuộc sống của một đứa trẻ. Là người lớn, chúng ta có cơ hội để giúp trẻ em dọc trên con đường khám phá. Là người lớn trong Giáo Hội, chúng ta cũng có cơ hội để giúp các em tăng trưởng trong phúc âm (xin xem GLGƯ 68:25). Chúng ta có thể làm gì để chắc chắn rằng phép báp têm của một đứa trẻ—giao ước đầu tiên mà một người lập với Cha Thiên Thượng nhân từ—là một sự kiện tuyệt vời và đầy ý nghĩa?
Chủ Tịch Boyd K. Packer dạy rằng: “Đó là mục đích cơ bản của Giáo Hội này để giảng dạy giới trẻ: trước nhất trong nhà và rồi trong nhà thờ.”1
Trong ví dụ sau đây, cha mẹ chia sẻ cách họ đã chuẩn bị con cái của mình cho các giáo lễ và giao ước thiêng liêng của phép báp têm và lễ xác nhận.
Chúng Tôi Bắt Đầu Sớm
Lori, một người mẹ có bốn đứa con, nói: “Vào năm mà mỗi đứa con tròn bảy tuổi là thời gian để ăn mừng.” Vợ chồng chị giảng dạy cho con cái họ về phép báp têm từ ngày chúng sinh ra. Tuy nhiên, khi mỗi đứa con được bảy tuổi, gia đình họ bắt đầu việc chuẩn bị cụ thể hơn. Họ tổ chức buổi họp tối gia đình mỗi tháng về những đề tài khác nhau liên quan đến phép báp têm, chẳng hạn như các giao ước và tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô.
Lori nói rằng các bài học trong tháng sinh nhật thứ tám của con cái thì rất đặc biệt. Chị cho con cái thấy quần áo chúng mặc khi được đặt tên và ban phước, và chị nói về cái ngày mà giao ước đó được thực hiện.
Lori nêu rõ rằng: “Đó là thời điểm hoàn hảo để tập trung vào các phước lành của các giáo lễ đền thờ.” “Chúng tôi luôn luôn nêu rõ khi giảng dạy rằng sự lựa chọn để chịu phép báp têm là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị cho các phước lành của đền thờ.”
Chúng Tôi Làm Điều Đó thành một Công Việc của Gia Đình
Monica, một người mẹ có bốn con, đề nghị con cái lớn hơn tham gia vào việc giúp các em của chúng chuẩn bị bất cứ khi nào chúng có thể làm được. Chị nói: “Việc nghe anh hoặc chị còn tuổi niên thiếu của chúng làm chứng và chia sẻ kinh nghiệm thì thật sự thêm vào quyền năng.” Lori nói thêm rằng đôi khi họ yêu cầu con cái chuẩn bị cho phép báp têm để dạy điều mà chúng đã học được cho các em của chúng.
Chúng Tôi Sử Dụng Điều Đó như là một Công Cụ Truyền Giáo
Khi con gái của mình được tám tuổi, Daniel biết rằng nó sẽ muốn chia sẻ ngày làm phép báp têm của nó với bạn bè là những người không phải tín hữu của Giáo Hội. Vậy nên gia đình họ quyết định mời bạn bè từ trường và hàng xóm đến dự lễ báp têm của Allison. Những người bạn này được yêu cầu mang theo các câu thánh thư ưa thích trong Kinh Thánh đến lễ báp têm. Sau lễ báp têm, Allison gạch dưới các câu trong bộ thánh thư mới của mình và viết tên những người bạn của nó ở ngoài lề trang.
Daniel nói: “Dĩ nhiên, là gia đình của nó nên chúng tôi đều tham dự tích cực vào ngày đó. Nhưng sau đó chúng tôi cũng để cho nó ở chơi với bạn bè một lát và nói chuyện với chúng về cảm nghĩ của nó.” “Thật là một giây phút xúc động khi thấy con của chúng tôi nêu gương.”
Chúng Tôi Thực Tập Cuộc Phỏng Vấn của Giám Trợ
Kimberly, một người mẹ có những đứa con gần đến tuổi báp têm, nhớ đã bước vào văn phòng giám trợ cho cuộc phỏng vấn làm lễ báp têm của mình khi chị tám tuổi. Kimberly nói: “Tôi rất lo lắng!”
Giờ đây chị cố gắng chắc chắn rằng con cái của mình không phải trải qua những cảm nghĩ sợ hãi. Vợ chồng chị nói chuyện với con cái họ về những cuộc phỏng vấn của vị giám trợ và đặt ra những câu hỏi cho chúng về phép báp têm trong một bối cảnh giống như cuộc phỏng vấn. Những cuộc phỏng vấn này còn giúp ích nhiều hơn là việc chỉ làm cho con cái quen thuộc với tiến trình phỏng vấn—họ cũng khuyến khích con cái nên suy nghĩ kỹ về ý nghĩa của giao ước báp têm đối với chúng.
Chúng Tôi Có một Cơ Hội Tuyệt Vời
Các bậc cha mẹ nhanh chóng cho biết rằng họ đã không làm điều gì quá mức trong việc chuẩn bị cho con cái họ chịu phép báp têm và làm lễ xác nhận, nhưng nhiều người họ thật sự đã dùng những từ “tỉ mỉ” và “kiên định” để mô tả các bài học họ đã giảng dạy trong những năm đó. Kimberly nói: “Chúng tôi chắc chắn rằng con cái của mình hiểu rằng đây là một bước quan trọng trong cuộc sống của chúng và rằng đó là một vấn đề trọng đại.” “Chúng tôi luôn luôn chắc chắn rằng chúng tôi là những người chuẩn bị cho chúng chứ không phải hy vọng rằng chỉ các giảng viên Hội Thiếu Nhi của chúng giảng dạy cho chúng mà thôi.”
Thật là một cơ hội tuyệt vời chúng tôi đã được ban cho để giúp chuẩn bị con cái mà chúng tôi yêu thương cho phép báp têm và lễ xác nhận! Trong khi chúng tôi thành tâm làm như vậy, Chúa sẽ ở với chúng tôi để tạo ra kinh nghiệm của giao ước đầu tiên này thành một nền tảng vững mạnh cho việc tăng trưởng tương lai của phần thuộc linh.