Podcast: Play in new window | Embed
Bài của Anh Cả Alan C. K. Cheung thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô
Cầu mong cho tất cả chúng ta luôn nỗ lực để trở thành những môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô, và noi theo tâm gương về tình yêu thương và sự phục vụ của Ngài qua việc giúp đỡ những người khác có được những phước lành của việc được thuộc về gia đình thuộc linh của chúng ta.
Các anh chị em có còn nhớ cảm giác mình nhận được khi tham dự các buổi lễ ở nhà thờ lần đầu tiên hay chuyển đến ở một khu mới hoặc bắt đầu một công việc ở một công ty mới không? Với nhiều người thì trải nghiệm này đem lại những cảm giác phấn khích và lo lắng trái ngược nhau. Tôi đã có cơ hội để gặp với một nhóm người mới cải đạo sau một buổi đại hội giáo khu ở Châu Á. Khi họ chia sẻ về câu chuyện cải đạo của mình, tôi thấy rằng mặc dù phấn khích, họ cũng cảm thấy lo lắng về việc liệu mình có được chấp nhận vào Giáo Hội của Chúa hay không. Cho phép tôi đề xuất một vài nguyên tắc mà sẽ giúp chúng ta chào đón những người khác đến với Giáo Hội và giúp họ cảm thấy được thuộc vào.
- Tìm đến. Trong một giáo khu mà tôi đã đến thăm một vài năm trước, chủ tịch đoàn giáo khu đã đưa ra một lời mời đặc biệt đến tất cả các vị lãnh đạo của giáo khu để viếng thăm và tìm đến những tín hữu mới và tích cực trở lại, chào đón họ, và trực tiếp làm quen với họ. Những hành động đơn giản, như việc nở nụ cười ấm áp chào đón những người khác, giới thiệu họ với những tín hữu khác trong giáo đoàn, đề nghị để ngồi cùng họ trong các buổi lễ hay dành thời gian để thực sự tìm hiểu họ và sở thích của họ có thể tạo một ấn tượng lâu dài và giúp xây dựng một sự liên kết và cảm giác thuộc vào. Anh Cả Soares đã nhắc chúng ta rằng “[những tín hữu mới] cần các anh chị em trong Giáo Hội là những người chân thành quan tâm đến họ, những người bạn chân thật và trung thành mà họ có thể liên tục tìm đến, là những người sẽ đi bên cạnh họ, và sẽ trả lời các câu hỏi của họ.” [1]
- Tôn trọng sự đa dạng: Chúng ta cũng cần phải luôn ghi nhận và đánh giá cao lai lịch, văn hoá, và kinh nghiệm độc đáo của những người khác. Khi tôi phục vụ với tư cách là một người truyền giáo trong phái bộ Texas Houston, chúng tôi đã có các tín hữu nói tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Campuchia, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Lào trong khu vực. Cho dù có sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, họ đón nhận nhau qua việc tôn trọng sự đa dạng của nhau và cống hiến cho Giáo Hội theo cách thức của riêng họ. Như Anh Cả Robert D. Hales đã dạy, “Chúng ta đều thuộc vào một cộng đồng các thánh hữu, chúng ta đều cần đến nhau, và chúng ta đều hướng tới cùng một mục đích. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể cô lập bản thân khỏi gia đình tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của mình dựa trên những khác biệt của mình. Nhưng chúng ta không nên tự khép mình hoặc cô lập khỏi những cơ hội vì những khác biệt chúng ta nhận thấy ở bản thân mình. Thay vì thế, chúng ta hãy chia sẻ những ân tứ và tài năng của mình với người khác, mang đến niềm hy vọng sáng lạn và niềm vui cho họ, và khi làm như vậy sẽ nâng cao tinh thần chúng ta.” [1] Chủ Tịch Nelson cũng khuyến khích chúng ta trong kỳ Đại Hội Trung Ương vừa qua “hãy giao tiếp với những người khác theo cách thức cao cả hơn, thánh thiện hơn.” [2]
- Kiên nhẫn: Hơn nữa, chúng ta cần nhận biết rằng hành trình thuộc linh của mọi người là riêng biệt, và rằng tất cả chúng tiến triển với tốc độ khác nhau. Đôi khi chúng ta phải rèn luyện tính kiên nhẫn và sẵn lòng hỗ trợ khi những người khác tìm kiếm đức tin và phát triển chứng ngôn của riêng của họ. Tôi đã gia nhập Giáo Hội năm 19 tuổi. Đó không phải là một sự chuyển đổi dễ dàng dành cho tôi, đặc biệt là khi phải giữ cho ngày Sa Bát được thánh vì có rất nhiều những người bạn ngoài Giáo Hội của tôi luôn tụ tập vào ngày Chủ Nhật. Tôi sẽ mãi biết ơn các vị lãnh đạo và tín hữu đáng mến đã đủ kiên trì để giúp tôi dần dần gia nhập vào đàn chiên. Họ đã không phán xét! Trong bài nói chuyện của Anh Cả Soares trong Đại Hội Trung Ương tháng Mười năm 2018, ông đã chia sẻ một gợi ý hữu ích nhằm giúp đỡ các tín hữu mới chuyển đổi để gia nhập Giáo Hội. Ông nói, “khi nhận ra những sự thay đổi và thử thách của những người bạn mới của chúng ta trong việc trở thành những người trong gia đình của Thượng Đế, là các anh chị em của chúng ta, chúng ta có thể chia sẻ cách chúng ta đã khắc phục được những thử thách tương tự trong cuộc sống của mình. Điều này sẽ giúp họ biết rằng họ không đơn độc một mình và Thượng Đế sẽ ban phước cho họ khi họ thực hành đức tin nơi những lời hứa của Ngài.”
Kết Luận
Là những tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có một trách nhiệm thiêng liêng để giúp đỡ những người khác, đặc biệt là các tín hữu mới và tích cực trở lại, cảm thấy rằng họ “chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ.” [4] Cầu mong cho tất cả chúng ta luôn nỗ lực để trở thành những môn đồ chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô, và noi theo tấm gương về tình yêu thương và sự phục vụ của Ngài qua việc giúp đỡ những người khác có được những phước lành của việc được thuộc vào gia đình thuộc linh của chúng ta. Khi chúng ta đồng lòng trong đức tin và “trong Đức Chúa Giê Su Ky Tô, anh em thảy đều làm một” [5], chúng ta có thể trở thành “một lực lượng hùng mạnh tốt lành trên thế gian.” [6]