Podcast số 243 – Liahona tháng 4, 2013 – Mười Cách để Biết Là Các Anh Chị Em Đã Được Cải Đạo – Tyler Orton

Bài của Anh Tyler Orton, một tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, đang sống tại Java, Indonesia, đăng trong tạp chí Liahona tháng 4, 2013

Tôi biết được từ buổi họp chức tư tế rằng một trong số các mục đích của Chức Tư Tế A Rôn là giúp chúng ta “trở nên được cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và sống theo những lời giảng dạy của phúc âm ấy.”1 Tôi không chắc là việc “trở nên được cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô có ý nghĩa gì.” Tôi hỏi cha mẹ và các anh chị của tôi là họ nghĩ gì câu đó có ý nghĩa gì, và chúng tôi cùng nhau thảo luận một vài cách để chúng tôi có thể thấy mình có đang trở nên được cải đạo không.

Có lẽ có những cách khác nữa nhưng đây là 10 cách mà chúng tôi đã nghĩ ra được. Vì sự cải đạo là một tiến trình suốt đời, nên chúng ta không cần phải hoàn hảo trong mỗi lãnh vực này bây giờ, nhưng chúng có thể giúp chúng ta biết là chúng ta có đang tiến bộ không.

  1. Khi được cải đạo, không những ta biết điều cần phải làm mà còn mong muốn để làm điều đúng nữa. Việc chỉ tránh làm điều sai thì cũng không đủ vì ta sợ bị bắt gặp hoặc bị trừng phạt. Khi thật sự được cải đạo, ta mới thật sự muốn chọn điều đúng.
  2. Một dấu hiệu khác để trở nên được cải đạo là ta không còn muốn làm điều sai nữa. Dân An Ti Nê Phi Lê Hi là tấm gương sáng về điều này. Khi được cải đạo theo phúc âm của Đấng Ky Tô, họ “đã lập giao ước với Thượng Đế là sẽ phục vụ Ngài và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài” (Mô Si A 21:31). Giống như dân Nê Phi đã được Vua Bên Gia Min giảng dạy, họ đã “không còn ý muốn làm điều tà ác nữa” (Mô Si A 5:2). Họ trở nên thật sự được cải đạo theo phúc âm của Đấng Ky Tô, và những cám dỗ của Sa Tan đã không còn ảnh hưởng gì đối với họ nữa.
  3. Khi được cải đạo, ta quan tâm đến điều Thượng Đế nghĩ nhiều hơn là điều những người khác nghĩ về mình. Trong trường của tôi ở Indonesia, các học sinh có khuynh hướng uống rượu rất nhiều. Đôi khi là điều cám dỗ để đi dự tiệc tùng khi mọi người khác đang làm điều đó và chế nhạo ta nếu không đi. Anh tôi được mời đi uống rượu và tiệc tùng nhiều lần nhưng anh không bao giờ đi—anh sống theo những gì anh tin. Thật là khó và anh đã có nhiều đêm ở nhà một mình. Khi các sinh viên nói lời tạm biệt vào lễ tốt nghiệp của anh, vài người đã chia sẻ với anh là họ đã kinh ngạc biết bao khi thấy anh đã có thể chống lại áp lực của bạn bè và trung thành với các tiêu chuẩn của anh. Họ nói với anh rằng họ đã ngưỡng mộ anh vì điều đó. Anh đã cho thấy rằng anh đã được cải đạo bằng cách chống lại áp lực của bạn bè.
  4. Khi được cải đạo, ta hết sức cố gắng để luôn luôn sống theo phúc âm—chứ không phải chỉ vào những ngày Chủ Nhật hoặc khi nào thuận tiện mà là lúc nào cũng thế. Các hành động của ta không thay đổi tùy theo người nào đang ở bên ta hoặc người nào có thể đang nhìn ta. Khi bạn bè của ta nói đùa bằng những lời tục tằn hoặc muốn xem một cuốn phim thô bỉ, ta không làm theo chỉ vì không phải không có ai nhìn; thay vì thế ta sống theo điều ta tin.
  5. Khi được cải đạo, ta có lòng tử tế và trắc ẩn hơn trong việc giao tiếp với những người khác. Ta không phê phán hoặc chỉ trích hay ngồi lê đôi mách. Ta nhận thức rõ hơn về cảm nghĩ của những người khác, và là điều tự nhiên để tìm cách phục vụ và giúp đỡ. Nếu đang bước đi trong hành lang của nhà trường và một người nào đó đánh rơi sách của họ, thì ta không suy nghĩ về điều phải làm. Ta tự động ngừng lại để giúp đỡ.
  6. Khi được cải đạo, thì ước muốn của ta để cầu nguyện gia tăng và ta cảm thấy giống như ta thật sự đang giao tiếp với Thượng Đế khi ta cầu nguyện. Ta sẽ luôn luôn tìm ra thời giờ để cầu nguyện dù đang cảm thấy như thế nào hoặc điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) đã cho chúng ta biết rằng: “Nếu chúng ta không cảm thấy muốn cầu nguyện, thì chúng ta cần phải cầu nguyện cho đến khi nào cảm thấy muốn cầu nguyện.”2
  7. Khi trở nên được cải đạo, ta trông chờ ngày Chủ Nhật vì đó là ngày Sa Bát. Khi đến ngày Chủ Nhật, thay vì suy nghĩ: “Ôi thôi, đó là ngày mà tôi không thể đi chơi với các bạn của mình hoặc đi xem phim,” thì ta suy nghĩ: “Thật tuyệt vời, một ngày tôi có thể tham dự nhà thờ và tập trung vào những điều thuộc linh và dành thời giờ cho gia đình tôi!”
  8. Khi được cải đạo, ta tuân giữ các giáo lệnh và ta không tìm kiếm cách biện minh, hợp lý hóa hành vi hoặc cố gắng tìm ra cách để vi phạm các giáo lệnh. Ta không cố gắng vượt ra ngoài ranh giới của những điều đúng; ta hoàn toàn tuân giữ các giáo lệnh vì ta biết đó là cách tốt hơn.
  9. Khi được cải đạo, ta trông mong đóng tiền thập phân. Ta xem đó là một đặc ân và cảm thấy rằng 10 phần trăm thì không nhiều đâu, nhất là khi so sánh với các phước lành và sự hài lòng ta có được. Các phước lành này có giá trị hơn nhiều so với số tiền ta đóng.
  10. Khi trở nên được cải đạo, ta có một ước muốn mạnh mẽ để giúp những người khác biết về lẽ thật và hạnh phúc mà ta đã tìm thấy. Một ví dụ hay từ thánh thư là giấc mơ của Lê Hi, trong giấc mơ đó ông đã có một ước muốn mãnh liệt để chia sẻ trái ngon ngọt của cây sự sống với gia đình mình. Khi ông ăn trái cây đó, ý nghĩ đầu tiên của ông là không ăn thêm một mình nữa mà tìm kiếm gia đình mình để họ cũng có thể ăn trái cây ấy và cũng có được hạnh phúc ấy (xin xem 1 Nê Phi 8:12).

Tóm lại, ta biết là ta đang trở nên được cải đạo khi ta bắt đầu sống theo luật cao hơn, đó là phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Ta sống theo tinh thần pháp lý cũng như tính xác đáng của thuật ngữ pháp lý. Ta sống theo phúc âm trong mọi phương diện của cuộc sống mình. Ta sống theo phúc âm một cách trọn vẹn, không phải vì ta bắt buộc phải làm thế mà vì ta muốn làm thế. Ta là một người vui vẻ hơn và tốt hơn, và ta muốn trở thành con người mà Cha Thiên Thượng muốn ta trở thành. Ta muốn giống như Chúa Giê Su Ky Tô và noi theo gương của Ngài. Khi trở thành con người đó, thì ta đã thật sự được cải đạo.